Tàu tuần dương trong những năm 1919-1945 Tàu_tuần_dương

Việc vũ trang hải quân trong những năm 19201930 bị giới hạn bởi những hiệp ước quốc tế, được đề ra để ngăn chặn sự lặp lại của cuộc chạy đua vũ trang Dreadnought vào đầu thế kỷ 20. Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 đặt ra những giới hạn trong việc chế tạo những tàu chiến có trọng lượng choán nước 10.000 tấn hay lớn hơn, và vũ khí có cỡ nòng lớn hơn 203 mm (8 inch). Hải quân một số nước đưa vào hoạt động những lớp tàu tuần dương cho đến ngưỡng trên của giới hạn này. Hiệp ước Hải quân London năm 1930 chính thức hóa sự khác biệt giữa tàu tuần dương "hạng nặng" và hạng nhẹ: một tàu tuần dương hạng nặng trang bị pháo cỡ 155 mm (6,1 inch) hay lớn hơn. Hiệp ước Hải quân London thứ hai dự tính giới hạn hơn nữa tải trọng của các tàu tuần dương đóng mới xuống 8.000 tấn hay ít hơn, nhưng nó ít có ý nghĩa; Nhật và Đức đã không tham gia ký kết, và hải quân các nước bắt đầu lẩn tránh những giới hạn của hiệp ước về tàu chiến.

Tàu tuần dương hạng nặng

Tàu tuần dương hạng nặng là tàu tuần dương được trang bị hải pháo có cỡ nòng khoảng 203 mm (8 inch). Những tàu tuần dương hạng nặng đầu tiên được chế tạo vào năm 1915, cho dù chúng chỉ trở thành một lớp tàu phổ biến sau Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922. Tiền thân của chúng là những thiết kế tàu tuần dương hạng nhẹ trong những năm 19001910. tàu tuần dương hạng nặng tiếp tục được sử dụng cho đến sau Đệ Nhị thế chiến.

Thiết giáp hạm bỏ túi Đức

Lớp tàu tuần dương Deutschland của Đức là một loạt gồm ba chiếc Panzerschiffe ("tàu bọc thép"), một dạng tàu tuần dương được vũ trang nặng, được Hải quân Đức chế tạo trong những giới hạn được đặt ra bởi Hiệp ước Versailles. Lớp tàu này được đặt tên theo chiếc đầu tiên của lớp được hoàn tất: Deutschland. Cả ba chiếc đều được hạ thủy từ năm 1931 đến năm 1934, và đã phục vụ cho Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng được hải quân Đức xếp lại lớp như những tàu tuần dương hạng nặng vào tháng 2 năm 1940.

Anh Quốc bắt đầu xem những chiếc tàu chiến này như là thiết giáp hạm bỏ túi, do dàn hỏa lực mạnh mẽ được chất lên một trọng lượng choán nước tương đối nhỏ; chúng nhỏ hơn đáng kể so với thiết giáp hạmtàu chiến-tuần dương, và mặc dù có tải trọng chỉ vào cỡ một chiếc tàu tuần dương hạng nặng, chúng lại được trang bị cỡ pháo lớn hơn tàu tuần dương hạng nặng của các nước khác. Lớp Deutschland tiếp tục được gọi là những thiết giáp hạm bỏ túi trong một số tài liệu. Thực ra những con tàu này dài hơn 0,6 m (2 ft) so với lớp thiết giáp hạm Pennsylvania của Hải quân Mỹ, cho dù những chiếc sau này khá lùn đối với một thiết giáp hạm hiện đại.

Tàu tuần dương phòng không

Tàu tuần dương USS Atlanta (CL-51)

Việc phát triển các tàu tuần dương phòng không được bắt đầu vào năm 1935 khi Hải quân Hoàng gia Anh tái trang bị cho hai chiếc tàu tuần dương HMS CoventryHMS Curlew. Các ống phóng ngư lôi và các khẩu đội pháo 152 mm (6 inch) góc thấp được tháo dỡ khỏi những tàu tuần dương nhẹ thời Đệ Nhất thế chiến này, và được thay thế bằng mười khẩu pháo 102 mm (4 inch) góc cao và các thiết bị kiểm soát hỏa lực phù hợp, biến chúng thành những tàu chiến lớn có khả năng bảo vệ chống lại máy bay ném bom tầm cao.[4]

Một khiếm khuyết về chiến thuật được nhận ra sau khi hoàn tất việc cải biến thêm sáu tàu tuần dương thuộc lớp C. Do phải hy sinh vũ khí đối hạm để dành cho vũ khí phòng không, những tàu tuần dương phòng không được cải biến cần có được sự bảo vệ cho bản thân chúng đối với các đơn vị tàu nổi đối phương. Người ta tiến hành đóng mới để tạo ra những tàu tuần dương có tốc độ và trọng lượng rẽ nước tương đương nhưng được trang bị pháo lưỡng dụng. Kiểu vũ khí này có được sự bảo vệ phòng không tốt kết hợp với khả năng chống hạm tàu nổi trong vai trò truyền thống của tàu tuần dương hạng nhẹ bảo vệ các tàu chiến chủ lực khỏi sự tấn công của tàu khu trục. Tàu tuần dương phòng không đầu tiên của Anh được chế tạo theo mục đích này là lớp Dido, được hoàn tất không lâu sau khi Thế Chiến II nổ ra. Lớp tàu tuần dương phòng không (CLAA) Atlanta của Hải quân Mỹ được thiết kế để theo kịp khả năng này của Hải quân Hoàng gia. Cả Dido lẫn Atlanta đều được cho mang theo ống phóng ngư lôi.

Khái niệm vũ khí đa dụng bắn nhanh được áp dụng cho nhiều thiết kế tàu tuần dương phòng không, nhưng được đưa ra quá trễ để tham gia chiến tranh. Chúng bao gồm USS WorcesterUSS Roanoke được hoàn tất tương ứng vào năm 19481949, hai chiếc thuộc lớp De Zeven Provinciën hoàn tất vào năm 1953, De GrasseColbert lần lượt hoàn tất vào năm 19551959, cùng HMS Tiger, HMS LionHMS Blake hoàn tất từ năm 1959 đến năm 1961.[5]

Đa số các tàu tuần dương sau Thế Chiến II được giao những vai trò phòng không. Vào đầu những năm 1950, những tiến bộ trong kỹ thuật hàng không đã buộc phải chuyển đổi từ pháo phòng không sang tên lửa phòng không. Do đó hầu hết tàu tuần dương ngày nay đều được trang bị tên lửa đất-đối-không như là vũ khí chính. Phiên bản hiện đại của tàu tuần dương phòng không của ngày hôm nay là những tàu tuần dương tên lửa điều khiển (CAG/CLG/CG/CGN).